PC
Game thủ Việt đừng tự lừa dối mình nữa

Ai mà chẳng dễ bị lừa nhưng quan trọng hơn là ai đang lừa ai, lừa chuyện gì và nên để cho người ta lừa mình hay nên tránh?

Tôi chỉ đóng góp ý kiến cá nhân trong phần viết hạn hẹp này. Và trước hết muốn cùng thống nhất, game thủ ở đây nên được hiểu là bất kỳ người nào chơi game, không phân biệt nền tảng di động, PC hay console. Tuy nhiên khi bàn đến chuyện lừa, chủ yếu là lừa tiền, thì mảng game có thu phí (giao dịch nhỏ lẻ) và trực tuyến là đối tượng chính, như game online và game mobile có thu phí (in-app purchase) mà người Việt Nam hay chơi.

Game thủ Việt đừng tự lừa dối mình nữa

Lừa chuyện gì?

Có ý kiến cho rằng game thủ Việt dễ bị lừa và hay bị lừa trong việc chọn lọc game, quảng cáo sản phẩm, trong quá trình chơi, trải nghiệm.

Nhưng tôi cho rằng phạm vi của chuyện lừa lọc này còn rộng hơn rất nhiều các ý kiến trên. Thông thường khi người chơi cảm thấy những gì nhận được không xứng đáng với đồng tiền và sức lực được bỏ ra họ sẽ nghĩ và cho rằng mình bị lừa, bị "hút máu". Những game thủ nào càng thấm thía về giá trị đồng tiền sẽ càng "của đau con xót" khi bị đẩy vào tình thế phải nạp thẻ, phải dùng "money thần chưởng" mới có thể đuổi kịp, chứ đừng nói chuyện vượt lên trên các game thủ khác hay khi nâng cấp đồ đạc, vũ khí trong game phải chấp nhận bị hỏng và mất đồ nếu nâng cấp không thành công.

Game thủ Việt đừng tự lừa dối mình nữa

Nhiều người khác lại cảm thấy bị xỏ mũi khi cứ phải đăng nhập và làm những nhiệm vụ chán chết nhưng phần thưởng toàn "cùi bắp", như được trả công bằng những đồng tiền ảo vô giá trị. Tuy nhiên, từ "lừa" ở đây chỉ có thể nói cho vui, chứ một khi đã chơi thì game thủ đã phải theo luật của nhà phát hành game và theo các qui định của Nhà nước.

Hãy chọn giá đúng

Nhà phát hành (NPH) có quyền mời gọi, chào bán sản phẩm trong game. Còn game thủ hay người tiêu dùng có quyền lựa chọn hay từ chối. Có rất nhiều game thủ là những người đang làm trong ngành game và họ hiểu vì sao họ mua món hàng đó. Những người này không dễ bị lừa. Nhưng đại đa số game thủ thường không tìm hiểu kỹ, tự phán đoán, ra quyết định rồi đến lúc không đạt được giá trị như mong muốn thì lại than khóc, trách móc NPH.

Game thủ Việt đừng tự lừa dối mình nữa

Bản thân game online là một quy trình thu hút người chơi để cung cấp dịch vụ giải trí và bán hàng. Có bao nhiêu game thủ hiểu điều này và hiểu cách ứng xử phù hợp? Đừng nói NPH lừa bạn khi bạn quyết định thử rồi chơi game. Chơi game online có lẽ cũng không khác việc đi học đi làm - bạn luôn phải biết cách chi tiêu sao cho hiệu quả nhất mà mang về cho mình nhiều giá trị, kiến thức nhất và không để lại hậu quả. Người chơi nào hiểu điều đó chắc sẽ có được cuộc sống giải trí vui tươi và không ảnh hưởng học tập, công việc và gia đình.

Nhưng cũng có không ít nhà phát hành làm bậy, vi phạm các quy tắc kinh doanh, truyền thông không rõ ràng khiến người chơi hiểu nhầm và ra những quyết định mà họ không muốn. Những NPH như vậy, như mọi cửa hàng bán sản phẩm kém chất lượng khác, sẽ bị người tiêu dùng bỏ quên.

Cho đến nay vẫn chưa có hiệp hội nào đứng ra bảo về quyền lợi cho game thủ. Tôi hy vọng trong tương lai sẽ có 1 tổ chức như vậy.

Đừng lừa dối chính mình, game thủ!

Đa số game thủ Việt Nam nằm trong tuổi đi học. Các bạn chưa có sự phân biệt giá trị theo mức độ ưu tiên. Chẳng hạn, thời gian của mình dành vào việc gì là đúng nhất: đi học, đi làm, phụ giúp ba mẹ, quan tâm bạn gái hay chơi game? Game thủ thì dĩ nhiên, như cái tên nói lên, thường xuyên ôm bàn phím và ngày càng mất dần tự tin khi đi học đi làm. Bạn có biết với 30 phút nếu chỉ log-in game thì bạn chỉ lào quào được vài phát, đi loanh quanh trong làng trong khi ở đời thực 30 phút thừa sức giúp bạn phát triển một kỹ năng mới.

Có một game thủ từng chia sẻ cho tôi câu chuyện của mình, khi biết chỉ còn 2 tuần nữa sẽ thi đại học. Và sau khi chat một hồi, bạn ấy đã tạm nghỉ game để chuyên tâm ôn thi vì hiểu rằng nếu thi rớt thì bao nhiêu tiền của công sức nhiều năm trời gia đình dồn cho bạn ấy sẽ thành sương khói. Nếu số tiền đó mà đầu tư vào game thì hẳn bạn ấy sẽ thành VIP nhỉ? Cậu ta hiểu điều đó và đã tạm nghỉ game.

Game thủ Việt đừng tự lừa dối mình nữa
Bạn đang tự nguyện mà, phải không?!

Cần lưu ý rằng NPH không có lỗi (trừ những trường hợp vi phạm). Họ có quyền cung cấp dịch vụ giải trí và tung ra các chiến dịch quảng cáo, PR. Chúng ta cũng không nên nghĩ đơn vị nào cũng chỉ chăm chăm "hút máu" game thủ. Chắc chắn nhiều NPH cũng ra lệnh cấm cửa học sinh nếu có thông tin phản ánh về chuyện trốn học.

Những người làm ngành game cũng là những con người thuộc nhiều ngành nghề, từ công nghệ đến kinh doanh, mỹ thuật. Họ đến với việc làm game vì yêu cái đẹp, đam mê ngành công nghệ tương tác và dĩ nhiên muốn kiếm tiền chính đáng từ việc này. Họ cũng rất hiểu quan hệ lâu dài giữa NPH với game thủ (người tiêu dùng).

Game chỉ nên dùng để giải trí. Đừng nghĩ game có thể giúp bạn làm giàu. Nên chơi game để có những giây phút thảnh thơi, trau dồi tư duy để hỗ trợ tốt cho công việc và học tập.

Thể loại: MMORPG
NPH: Dzogame
Hệ máy: PC
Ngày phát hành: 29/09/2020
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"