MOBI
Game 8-bit khi xưa dạy cho chúng ta bài học gì về cuộc sống?
04/03/2014 16:20:00

Nếu muốn nhận được những bài học đơn giản, có giá trị thực tế cao hơn từ video game, chúng ta phải tìm đến những game cũ hơn, quay lại cái thời mà đồ họa và công nghệ không chiếm một phần quá quan trọng như ngày nay.

Đối với những game thủ lớn lên và trưởng thành cùng những chiếc máy chơi game của mình, thông thường thế giới thực của họ sẽ ít nhiều nhận một sự ảnh hưởng nào đó từ những tựa game họ đã chơi qua, và hầu hết là những ảnh hưởng tích cực. Với những game như Call of Duty 4, Grand Theft Auto IV hay Braid,...bạn có thể nhìn ra được một điều gì đó về tình trạng chung của thế giới con người hiện nay, thế nhưng cũng phải thừa nhận một điều rằng, thông điệp mà các game này mang lại thường khá sách vở và ít có giá trị trong thực tế. Có thể nói những game như vậy có tính giải trí khá cao, nhưng khó có thể tạo ra sự ảnh hưởng đáng kể nào đối với thế giới quan của các game thủ.

Còn muốn nhận được những bài học đơn giản, có giá trị thực tế cao hơn từ video game, chúng ta phải tìm đến những game cũ hơn, quay lại cái thời mà đồ họa và công nghệ không chiếm một phần quá quan trọng như ngày nay. Sau đây là 18 game thuộc dạng “old school” có lẽ sẽ rất quen thuộc đối với những game thủ kì cựu, đồng thời cũng mang đến những bài học rất có giá trị trong cuộc sống.

Battletoads

Trò chơi khá quen thuộc đối với game thủ Việt Nam qua cái tên Việt hóa Ninja ếch. Game nói về 3 chú ếch vui nhộn trên hành trình tiêu diệt những con lợn đá. Bước vào tựa game này, bạn nhanh chóng sẽ phải đối đầu với một trong những màn chơi khó nhất trong lịch sử làng game, cho đến khi bạn bước qua level kế tiếp với mức độ khó còn tàn bạo hơn gấp bội.



Bài học: Bạn sẽ làm được bất cứ điều gì nếu bạn thực sự cố gắng đến cùng. Đôi khi những lượt chơi sẽ tiêu tốn hàng giờ đồng hồ nhưng cuối cùng vẫn trở nên vô nghĩa, và khi đó bạn cần phải kiên nhẫn nhấn nút reset và làm lại từ đầu thay vì bỏ cuộc.

Contra/Probotector

Một tựa game mà bất cứ game thủ nào cũng phải biết với đoạn cheatcode đã đi vào huyền thoại: “Lên - lên - xuống - xuống - trái - phải - trái - phải - B - A - Start”. Khi Konami phát hành game này ở châu Âu, hãng đã bị vướng lệnh cấm với lí do Contra quá bạo lực và kích động bắn giết. Hãng đã buộc phải thay các nhân vật người trong game thành những robot, và game dổi tên thành Probotector, vốn được ghép bởi 2 chữ Robot và Protector.



Bài học: Trong tương lai, khi mà con người đã có thể phát minh ra những loại robot có thể chạy nhảy và bắn giết, tại sao chúng ta phải lập trình để chúng có thể cảm nhận đau đớn – thậm chí còn phát ra tiếng la hét của loài người? Lí do có thể rút ra từ Contra/Probotector – con người đôi khi chính là những sinh vật độc ác nhất tồn tại trên Trái Đất.

Double Dragon

Billy và Jimmy Lee hạ gục bất cứ ai (theo đúng nghĩa đen) xen giữa họ la2 bạn gái của Billy. Khi mà mọi sinh vật đi trên 2 chân trong thành phố đều đã bị tẩm quất nhiệt tình, hai người bỗng nhận ra thứ duy nhất chặn đường họ đến với cô gái chính là người kia và cuộc chiến được tiếp tục.



Bài học: Khái niệm “hợp tác” đôi khi chỉ là cái cớ để trì hoãn một cuộc chiến không thể tránh khỏi mà thôi.

Super Mario Bros

Đã từng thử qua những lĩnh vực khác như bất động sản, thợ mộc và thợ ống nước, chàng Mario của chúng ta đã nhận ra việc chạy lăng xăng và nhảy lên đầu mọi thứ chính là công việc của cuộc đời mình. Đây cũng trở thành công thức cho mọi game được phát hành trong 8 năm sau đó, cho đến khi John Romero sáng tạo ra những chàng lính không gian với series Doom đình đám của mình.



Bài học: Với việc công chúa Peach hầu như luôn luôn ở trong một lâu đài khác, Super Mario Bros cho bạn những bài học rất đáng giá. Đó là hãy tập trung vào cuộc hành trình, chứ không phải điểm đến hay nói một cách ít văn vẻ nhưng ý nghĩa hơn: hãy hỏi đường đi trước khi bước chân ra khỏi nhà.

Asterix/Sonic the Hedgehog/Shinobi III

Sega vốn đã khá nổi tiếng với những ý tưởng độc địa trong thiết kế game, nhưng 3 tựa game trên có lẽ còn đặt ở trong tay những nhà thiết kế xấu xa bậc nhất của hãng. Trong các trò chơi này, màn hình chỉ di chuyển về phía trước và nếu bạn bị mắc kẹt giữa cạnh màn hình và một bức tường , bạn sẽ mất mạng mà chẳng nhận được một lời giải thích hợp lí nào cho cái chết của mình.

Bài học: Phần tệ nhất của những level có màn hình di chuyển cố định như vậy là chúng còn đưa ra những hình phạt nặng nề khi bạn đi quá nhanh về phía trước hay bị rơi lại phía sau. Có vẻ như qua việc thiết kế như vậy, game muốn truyền tải đến người chơi thông điệp: cuộc sống luôn luôn đi về phía trước, hay: đừng đắm chìm trong quá khứ, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ tương lai.

Bomberman

Một chú robot nhỏ xinh xắn có khả năng đặt một số lượng bom mà đến…Bin Laden cũng phải ghen tị. Game có chế độ Story mode với mô típ thiện vs ác truyền thống, nhưng có lẽ hầu hết mọi người đều chơi Bomberman vì chế độ Versus Mode.

Bài học: Trong khi những game competition khác như Street Fighter 2 hay Doom yêu cầu tư duy chiến thuật và mọi người sẽ phục lăn khi bạn hạ gục đối thủ, thì ở Bomberman người chơi giỏi nhất trong nhóm lại thường là người bị ăn gạch nhiều nhất.

Populous/Actraiser

Trong các game này thì NSX đã ứng dụng một mô hình khá lạ so với những game ở cùng thời kỳ, đó là giao cho người chơi những quyền năng của...Chúa. Thế nhưng trở nên toàn năng bá đạo cũng có nghĩa là chẳng có thử thách gì cả, vì vậy họ phải thêm vào những kẻ thù của Chúa để người chơi có việc mà làm.

Bài học: Chơi Actraiser trong vài giờ, cảm xúc chủ đạo của bạn sẽ dần dần chuyển từ “bảo hộ và yêu thương” sang “ức chế và chửi thề”. Cũng không khó hiểu khi phần tiếp nối của game này phải cắt bớt phần chơi ở chế độ “God mode” và tăng thời lượng cho những phần chém giết. Vây có thể nói trên đời này không có gì là hoàn hảo cả. Cho dù đã đứng trên đỉnh với quyền lực tuyệt đối, bạn cũng không thể tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực như sự cô đơn hay nhàm chán.

Mega Man

Một lão giáo sư điên khùng tạo ra một đội quân robot với mưu đồ bá chủ thế giới. Và giải pháp quen thuộc sẽ là: một giáo sư khác, ít điên khùng hơn, gửi đến một chú robot yếu đuối nhưng yêu chính nghĩa đến để hạ tất cả bọn chúng, từng tên một.

Bài học: Mọi game thủ Mega Man kì cựu đều biết rằng hạ gục những tên robot sát thủ theo đúng trình tự của game sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với cách chọn những tên có cái tên nghe có vẻ yếu nhất trong game. Vì thế trong thực tế khi đối mặt với bất kì vấn đề nào, chúng ta cũng nên suy nghĩ giải quyết theo một trình tự thích hợp để công việc được thuận lợi nhất.

The Adventures of Bayou Billy

Nhân vật chính tên Billy, sống ở Bayou và có những chuyến phiêu lưu kỳ lạ. Nghe có vẻ khá mơ hồ, nhưng phải biết một điều rằng Bayou Billy là một trong những game đa dạng nhất ở thời đó: Nhảy, Lái, Bắn súng góc nhìn người thứ nhất,...gần như có thể nói đây là một game Wii dưới lớp vỏ NES, nhưng được chơi với một chiếc controller truyền thống hơn.

Bài học: Đừng cố đặt một game Wii trong lớp vỏ NES. Dù Billy có vẻ là một anh chàng khá tháo vát và tài ba, nhưng game của anh thì lại ôm quá nhiều tham vọng. Bạn có thể làm một việc gì đó hoàn hảo, hoặc bạn cũng có thể làm mọi thứ, một cách tệ hại.

Bonk’s Adventure

Một game plattform với lối chơi khá quen thuộc, lấy bối cảnh thời tiền sử và anh chàng nhân vật chính Bonk với cái đầu có kích thước ngoại cỡ so với thân hình. Thời đó có lẽ nấm chưa xuất hiện, nên các power-up của Bonk sẽ là những tảng thịt to đùng xuất hiện liên tục trong game.

Bài học: Từ trước khi những khuyến cáo về tác hại của việc ăn uống không điều độ xuất hiện, thì Bonk đã mang đến cho người chơi những ví dụ cực kì chân thật về những tác dụng phụ do ăn quá nhiều thịt. Mặc dù sau khi ăn những miếng thịt to còn hơn cái đầu của mình, Bonk sẽ trở nên rất mạnh mẽ, nhưng đồng thời anh chàng cũng tỏ ra cực kì tức giận – có lẽ do việc tham ăn đến độ không thể kiểm soát được của chính mình.

Space Invaders

Vào những năm cuối của thế kỉ 20, người ngoài hành tinh cuối cùng cũng có đủ trình độ khoa học kĩ thuật để tiếp cận và xâm lăng trái đất, sau đó, họ dùng những công nghệ này để bay vòng vòng trên không trung trong khi một tên ngốc nấp trong một lô cốt dưới mặt đất bắn hạ từng tàu một.

Bài học: Space Invaders dạy cho người chơi bài học về cách quản lí tài nguyên. Một kĩ năng khá quan trọng trong game là bạn phải biết khi nào cần dùng các ụ lô cốt để che chắn và khi nào cần phải phá hủy chúng để có nhiều góc bắn hơn. Nói cách khác đôi khi để sống sót chúng ta cần phải từ bỏ một số thứ, cho dù muốn hay không.

Ngoài những game trên, bạn còn rút ra được những bài học nào từ các game cũ (hoặc mới) nữa không? Hãy chia sẻ ở bên dưới nhé!

Thể loại: Nhập vai
NPH: Dzogame
Hệ máy: MOBI
Ngày phát hành: 26/09/2019
+

DZO CHƠI

TOP GAME

Cùng đến với những hình ảnh Lala Croft của Tomb Raider dưới nét vẽ của AI. Một cô nàng xinh đẹp, nóng bỏng nhưng cũng rắn rỏi và mạnh mẽ.

Những cô nàng nóng bỏng Boa Hancock, Nico Robin, Nami, Yamato hay Perona được AI vẽ lại dưới hình thức Cosplay cực kỳ chuẩn chỉnh.

Cùng thưởng thức những hình ảnh cosplay Xiangling trong Genshin Impact siêu dễ thương của người dùng Weibo "阿包也是兔娘"